QUY TẮC QUẢN LÝ VỐN 2% TRADER NÊN BIẾT
Lợi nhuận thường đi liền với rủi ro, tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình, các trader cần xem xét và thực hiện các phương pháp quản lý vốn. Quản lý vốn tốt sẽ giúp bạn có được những thương vụ mua/bán thành công trên thị trường tài chính. Một trong số những phương pháp đó chính là quy tắc 2% đã được Alexander Elder đề xuất trong cuốn sách “Phương Pháp Giao Dịch Mới Để Kiếm Sống – New Trading For a Living” mà các nhà giao dịch chuyên nghiệp hiện nay đang được sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng WIKIFX tìm hiểu xem quy tắc quản lý vốn 2% là gì và làm thế nào để áp dụng nó vào các thị trường tài chính nhé.To get more news about quy tắc quản lý vốn forex, you can visit wikifx.com official website.
1. Quy tắc quản lý vốn 2% là gì?
Quy tắc 2% có nghĩa là không đặt cược rủi ro nhiều hơn 2% tổng nguồn vốn cho mỗi lần giao dịch. Quy tắc này bắt nguồn từ thị trường chứng khoán và nội dung của nó yêu cầu nhà đầu tư phải tính toán 2% vốn giao dịch khả dụng của họ. Đó được gọi là vốn chịu rủi ro (CaR). Phí môi giới để mua và bán tài sản nên được tính vào tính toán để xác định số vốn tối đa chịu rủi ro.
Ví dụ, bạn có 10.000 USD trong tài khoản, quy tắc 2% giới hạn mức rủi ro tối đa cho mỗi lần giao dịch là 200 USD. Đây không phải là khối lượng vị thế giao dịch, mà nó là số tiền mà bạn đặt cược vào rủi ro, dựa trên khoảng cách giữa mức giá vào lệnh và mức giá dừng lỗ.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp xem 2% là mức tối đa không được phép vượt quá. Thực tế, họ giao dịch với mức rủi ro thấp hơn nhiều. Thậm chí, nhiều Day Trader xem mức 1% là chuẩn mực không nên phá vỡ. Nếu sử dụng quy tắc 1% thì phải mất 100 giao dịch lỗ liên tiếp họ mới bị xóa sạch vốn, điều rất khó có thể xảy ra. Mặc dù giao dịch trong ngày dễ làm tăng tỷ lệ giao dịch sai lầm (khi overtrading chắc chắn tỷ lệ thất bại tăng lên), nhưng họ chỉ cần kiếm 1 giao dịch có lợi nhuận 1-1.5% tổng tài khoản cho mỗi giao dịch là có thể bù đắp cho 1 giao dịch lỗ. Tức họ có thể bù 1 lệnh lỗ bằng 1-2 lệnh lãi.
Bước 2: Tính rủi ro cho đơn vị giá trị giao dịch (pip)
Rủi ro cho từng đơn vị giá trị giao dịch chính là khoảng cách từ số tiền cắt lỗ tới mức giá vào lệnh, và được tính theo đơn vị pip. Mỗi một lệnh đều có điểm cắt lỗ (stop loss) và điểm chốt lời (take profit).
Ví dụ: Bạn muốn BUY EURUSD tại 1.1040, stop loss tại 1.1020 và take profit tại 1.1100. Nghĩa là rủi ro cho mỗi đơn vị sẽ là 20 pip
Bước 3: Tính giá trị pip của sản phẩm giao dịch
Với EUR/USD thì giá trị pip là 10$/lot
Bước 4: Tính khối lượng giao dịch tối đa
Khối lượng giao dịch tối đa = tổng tiền rủi ro cho mỗi giao dịch / rủi ro cho đơn vị giá trị giao dịch/ giá trị pip
Ví dụ: Với trường hợp trên thì khối lượng giao dịch tối đa = 100$ / 20 pip / 10$ = 0.5 lot
Bước 5: Đặt lệnh giao dịch và chờ đợi kết quả
Áp dụng quy tắc quản lý vốn 2%, nghĩa là bạn sẽ BUY 0.5 lot EUR/USD tại 1.1040, stop loss tại 1.1020 và take profit tại 1.1100. Nếu lệnh thất bại, bạn chỉ mất 2% tài khoản còn nếu thành công thì ăn được 6% tài khoản (tỷ lệ 1:3)